Hợp đồng góp vốn của chung cư flc twin towers
Hợp đồng góp vốn của chung cư flc twin towers chính thức xuất hiện khi chủ đầu tư dự án công bố khởi công dự án vào ngày 8-8-2015.Vậy hãy xem hợp đồng góp vốn tại dự án này.
Sau khi khởi công xây dựng dự án flc twin tower thì chủ đầu tư là tập đoàn FLC đưa ra khoảng 100 căn hộ đầu tiên nhưng lại phái kí hợp đồng dưới hình thức hợp đồng góp vốn với chủ đầu tư.Tại sao lại có hợp đồng góp vốn này khi mà theo luật bất động sản hiện tại quy định khi mua bán bất động sản sẽ phải kí hơp đồng mua bán giữa chủ đầu tư và khách hàng.
Rủi ro trong hợp đồng (HĐ) góp vốn (bao gồm HĐ hợp tác đầu tư và HĐ mua bán căn hộ hình thành trong tương lai) là thường trực, nhưng cá nhân góp vốn vẫn có những giải pháp nhằm hạn chế thiệt hại và tăng tính hiệu quả cho hợp đồng.
Trong thời gian gần đây, trên thị trường bất động sản (BĐS) đã xảy ra một số vụ tranh chấp xoay quanh vấn đề góp vốn mua căn hộ, đất nền dự án. Trên cơ sở pháp lý hình thức huy động vốn này là hợp lý và phù hợp với tình hình đầu tư BĐS tại Việt Nam, bởi lẽ chủ đầu tư cần vốn để triển khai xây dựng dự án kịp tiến độ và ổn định đầu ra, còn người góp vốn thì cần một căn hộ giá rẻ hoặc đầu tư kiếm lời từ nguồn vốn tiết kiệm của mình. Tuy nhiên, trên thực tế những hợp đồng mua bán sản phẩm trong tương lai thường xảy ra tranh chấp và phần thiệt lại luôn nằm về phía cá nhân góp vốn. Rủi ro sẽ là thường trực, thế nhưng người góp vốn vẫn có những giải pháp nhằm giảm tránh rủi ro, hạn chế được thiệt hại và tăng tính hiệu quả cho hợp đồng góp vốn.
Nhà nước đã có những quy định rất rõ ràng về điều kiện huy động vốn cho đối tượng áp dụng là cá nhân góp vốn, cụ thể:
+ Điều 39 Luật Nhà ở quy định: “Chủ đầu tư huy động vốn từ tiền ứng trước của người có nhu cầu mua hoặc thuê nhà – thì chỉ được áp dụng trong trường hợp thiết kế nhà ở đã được phê duyệt và đã được xây dựng xong phần móng. Tổng số tiền huy động trước khi bàn giao nhà ở cho người có nhu cầu không được vượt quá 70% giá trị nhà ở ghi trong hợp đồng”.
+ Điều 9 nghị định 71/2010/NĐ-CP quy định: Chủ đầu tư chỉ được ký hợp đồng, văn bản góp vốn hoặc hợp đồng, văn bản hợp tác đầu tư sau khi đã có dự án phát triển nhà ở được phê duyệt, đã thực hiện khởi công xây dựng công trình nhà ở và đã thông báo cho Sở Xây dựng nơi có dự án phát triển nhà ở biết trước ít nhất 15 ngày, tính đến ngày ký hợp đồng huy động vốn. Đối với trường hợp huy động vốn từ tiền mua nhà ứng trước, chủ đầu tư chỉ được huy động sau khi đã có thiết kế kỹ thuật nhà ở được phê duyệt, đã xây dựng xong phần móng của nhà ở, đã hoàn thành thủ tục mua bán qua sàn giao dịch bất động sản theo đúng quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản và đã thông báo cho Sở Xây dựng nơi có dự án phát triển nhà ở theo quy định.
Hiện nay, tình hình khó khăn chung của thị trường BĐS dẫn đến việc có rất nhiều chủ dự án chậm trễ việc bàn giao nhà ở so với tiến độ đã cam kết ban đầu hay phải ngưng hẳn việc thi công xây dựng hoặc nhà đầu tư không tuân thủ tiến độ góp vốn đầu tư như cam kết. Mặc dù chịu thiệt hại, thậm chí có nguy cơ mất vốn đầu tư (đối với trường hợp bên bị vi phạm là nhà đầu tư) hoặc ảnh hưởng đến hoạt động của dự án (đối với trường hợp bên bị vi phạm là chủ dự án), nhưng các bên dường như vẫn chưa có biện pháp hiệu quả nào để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình cũng như giải quyết các tranh chấp sao cho mang lại giải pháp tốt nhất cho các bên.
Hầu hết các tranh chấp dạng này đều rơi vào bế tắc do không có cơ chế xử lý được rốt ráo các tình huống hay yêu cầu giải quyết tranh chấp (ví dụ: đòi giao nhà nhưng dự án không có khả năng triển khai tiếp hay chậm tiến độ, hoặc phương án xử lý khoản tiền góp vốn đã nộp để chuyển giao hợp đồng góp vốn cho bên khác…).
Chính vì vậy, việc nghiên cứu cơ chế pháp lý để giải quyết các tranh chấp trong các hợp đồng góp vốn là một nhu cầu bức thiết nhằm nghiên cứu phương án khả thi nhất để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên khi có hành vi vi phạm hợp đồng góp vốn. Trong hạn hữu của bài viết này, chỉ xin đề xuất đến một số giải pháp tháo gỡ các bế tắc trong việc xử lý các tranh chấp của hợp đồng góp vốn khi xảy ra tình huống vi phạm tiến độ thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng nhằm đưa ra giải pháp tốt nhất cho các quyền và nghĩa vụ tồn đọng của các bên trong hợp đồng góp vốn để đầu tư phát triển dự án nhà ở tại Việt Nam.
Sau khi phân tích các mặt lợi cũng như hạn chế của hợp đồng góp vốn thì liệu hợp đồng góp vốn của flc twin towers có tin tưởng được cũng như pháp lý có ủng hộ người mua.Điều này được thể hiện trong việc dự án flc complex 36 phạm hùng.Cùng có hình thức mua bán là hợp đồng góp vốn.
Liên hệ phòng bán hàng dựa ns chung cư flc twin towers để biết thêm chi tiết về hợp đồng góp vốn.
Hotline: 096.553.4224
0 nhận xét:
Đăng nhận xét